TOP 5 CÂY THUỐC/ VỊ THUỐC GIÚP HẠ HUYẾT ÁP

 10/08/2021


Top 5 cây thuốc/ vị thuốc giúp hạ huyết áp hiệu quả ?

 

 
  1. CÂY RAU CẦN TÂY
​​​​​​​

Rau cần tây thường được dùng làm rau ăn hay nấu canh. Bên cạnh đó, cần tây được dùng làm thuốc lợi tiểu và chữa bệnh huyết áp.

TÊN KHOA HỌC: Apium graveolens L., họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Toàn cây rau cần tây có tinh dầu.

Quả rau cần tây chứa 90,5% nước; 1,95% hợp chất ni tơ; 0,07% chất béo; xenluloza 1,15% và 1,31% tro.

 

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG:
 

Mỗi ngày dùng toàn bộ một cây tươi, thái nhỏ, đun nước uống, chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Rau cần tay có tác dụng hạ huyết áp do tác dụng lợi tiểu của vị thuốc.

 

  1. CÂY HOA HÒE (Còn gọi là hòe mễ, hòe hoa mể, hoè hoa)

 

TÊN KHOA HỌC: Sophora ịaponica L., họ Cánh bướm Fabaceae (Papìlionaceae).

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Trong hoa hòe có từ 6-30% rutin (rutozit). Rutin là một glucozit, thủy phân sẽ cho quexitin hay quexetola, glucoza và ramnoza.

 

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG:
 

Hoa vị đắng tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hoa vào 2 kinh can và đại tràng. Quả vào kinh can. Tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết (hoa).

Quả tính chất gần như hoa nhưng có thể gây ra thai. Dùng chữa xích bạch lỵ, trĩ ra máu, thổ huyết, máu cam, phụ nữ băng huyết.

Dùng hoa hòe làm thuốc cầm máu, dùng trong những bệnh ho ra máu, đổ máu cam, tiểu tiện ra huyết, ruột chảy máu. Ngày uống 5-20g dưới dạng thuốc sắc.

Dùng cho bệnh nhân bị cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, đứt, để đề phòng đứt mạch máu ở não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân. Rutin trong hoa hòe được chế thành thuốc viên, mỗi viên có 0,02g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên hoặc 2 viên (0,06-0,12g một ngày).
 

  1. CÂY DỪA CẠN (Còn gọi là trường xuân, hoa hãi đằng, bông dừa, dương giác)

 

TÊN KHOA HỌC: Catharanthus roseus (L.) G. Don; Vinca rosea L; Lochnera rosea Reich., họ Trúc đào Apocvnaceae.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Người ta đã chiết được các chất sau đây: Axit pyrocatechic, sắc tố flavonic (glucozit của quercetol và campierol) và anthocyanic từ thân và lá dừa cạn hoa đỏ (theo Forsyth và Simmonds, 1957).

Ngoài ra người ta còn chiết được axit ursolic và từ rễ chiết được cholin.

Năm 1969, Battersby và cộng sự còn chiết được chất vincosid, một glucoalcaloit tiền thân để sinh tổng hợp các ancaloit.

 

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG
 

Rễ dừa cạn có tác dụng tẩy giun, chữa sốt. Thân và lá có tính chất săn da (astringent), lọc máu (dépuratif), dùng chữa một số bệnh ngoài da và nhất là chữa đái đường.

Dùng cây dừa cạn dưới dạng thuốc sắc làm thuốc lợi tiểu, chữa huyết áp, tiểu đường. Ngày dùng 10-16g.

 

  1. CÂY ĐỖ TRỌNG

 

TÊN KHOA HỌC: Eucommìa ulmoides Oliv., họ Đỗ Trọng Eucommiaceae.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Theo J. Parkin (1921) trong đỗ trọng có 5% độ ẩm; 2,5% tro; 70% nhựa và 22,5% gutta pecka.

 

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG:
 

Đỗ trọng vị ngọt hơi cay, tính ồn, vào hai kinh can và thận. Có tác dụng bổ can, thận, mạnh gân cốt, an thai, dùng chữa đau lưng, đi tiểu nhiều, chân gối yếu mềm.

Tại Liên Xô cũ, từ năm 1951 đã công nhận đỗ trọng là một vị thuớc chính thức để điều trị bệnh cao huyết áp. Dùng dưới dạng thuốc sác, cao lỏng hoặc rượu đỗ trọng (20% trong rượu 300).

 

  1. CÂY BA GẠC ẤN ĐỘ (Còn có tên ấn độ sà mộc, ấn độ la phù mộc)
 

TÊN KHOA HỌC: Rauwoflia serpentina Benth., họ Trúc đào Apocynaceae.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Trong rẻ có chừng 28 ancaloit khác nhau với tỷ lệ 0,5%-2% ancaloit toàn phần, trong đó có thể chia làm 2 loại:

Ancaloit có kiềm tính mạnh, dẫn xuất của N quaternaire-có đại diện là secpentin.

Ancaloit có màu vàng, kiềm tính nhẹ như ajmalin và resecpin có thể coi như ancaloit quan trọng nhất, đại biểu dược tính của vị thuốc. Tỷ lệ resecpìn trong rễ chiếm 0,04-0,09%.
 

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ:
 

Resecpin ngoài tác dụng hạ huyết áp do dãn mạch, còn tác dụng lên trung khu vận mạch ở hành tủy, tác dụng trấn tĩnh (an thần gây ngủ) và làm cho tim đập chậm do kích thích vagus.


CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG:
 

Rễ ba gạc ấn độ được dùng dưới hình thức bột, cao lỏng và chiết lấy ancaloit dùng riêng.

Rescpin thường được chế thành viên 0,0001 (0,1mg) hoặc 0,00025 (0,25mg). Thường thường cho uống mỗi lần một viên 0,001 (0,1mg), ngày uống hai lần sau bữa ăn.

Liều dùng này thay đổi tùy theo tình trạng của bệnh và theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Liều tối đa một lần là 0,001 (1mg), liểu tối đa trong một ngày là 0,005g (5mg).