MỘT SỐ LOẠI THẢO DƯỢC QUEN THUỘC TẠI NHÀ GIÚP BẠN CẦM MÁU CỰC TỐT

 11/08/2021

 

1. CỎ NHỌ NỒI (cỏ mực)

Còn có tên là cây cỏ mực, hạn liên thảo.
 


 

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Trong nhọ nồi có một ít tinh dầu, tanin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin. Có sách nói chất ancaloit đó là nicotin.

TÁC DỤNG CẦM MÁU:

Nước sắc cỏ nhọ nổi khô, với liều 3g/kg thể trọng trên khỉ có tác dụng làm giảm thời gian Quick rõ rệt nghĩa là làm tăng tỷ lệ prothrombin toàn phần. Nhọ nồi cũng như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin.

Nhọ nồi làm tăng trương lực của tử cung cô lập. Trường hợp chảy máu tử cung, nếu dùng nhọ nồi thì ngoài tác dụng làm tăng prothrombin, còn có thể làm nén thành tử cung, góp phần thúc đẩy việc chống chảy máu.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG:

Tính vị theo tài liệu cổ: Vị ngọt, chua, tính lương vào hai kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, chỉ huyết lỵ. Dùng chữa can thận âm kém, lỵ và ỉa ra máu, làm đen râu tóc.

Cây nhọ nổi giã vắt nước uống để cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu.

Chữa ho, hen. ho lao, viêm cổ họng: Ngày dùng 6 đến 12g dưới dạng sắc uống hay làm thành viên mà uống. Những người thợ nề dùng cỏ nhọ nồi để xoa tay chữa bệnh bỏng rát do vôi. Có người dùng chữa bệnh nấm ở ngoài da, làm thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà bôi), nhuộm tóc, bôi lên những chỗ trổ ở da thịt để có màu tím đen.

 

2. CÂY RAU NGỔ (rau ngổ trâu)
​​Còn gọi là rau ngổ thơm, rau ngổ trâu, cúc nước, phak hom pom (Lào).
 


 

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Trong rau ngổ có 93% nước; 2,1% protit; 1,2% gluxit; 2,1 xenluloza; 0,8% tro. Ngoài ra còn 0,72mg% caroten; 0,29mg% vitamin B; 2,llmg% vitamin C, một ít tinh dầu mùi thơm.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG:

Thường dùng để ăn sống làm gia vị.

Làm thuốc, người ta dùng rau ngổ chữa những trường hợp ăn uống không tiêu, đầy tức bụng, thổ huyết, băng huyết.

Dùng ngoài giã nát đắp lên những nơi viêm tấy: Ngày dùng từ 12 đến 20g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

 

3. CÂY ĐỊA DU

Còn gọi là ngọc trát (Trung Quốc), sanguisorbe officinale, grande pimprenelle (Pháp), Pimpemel (Anh).

Người xưa, dựa vào màu đỏ của hoa, liên hệ đến tác dụng cầm máu, chảy máu đường tiêu hoá, đường tiểu, thận, còn dùng trong ỉa chảy, khí hư.
 


 

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC:

Thành phần chủ yếu là tanin, saponosit, flavon.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG:

Được dùng trong cả đông y và tây y. Táy y dùng tính chất cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa vết loét, khí hư. Y học cổ truyền đánh giá tính chất địa du vị đắng, tính hơi hàn (lạnh), không có độc. Có tính chất mát huyết, cầm máu.

Dùng trong những trường hợp phụ nữ tắc sữa, khí hư, thấy kinh đau bụng, còn dùng chữa nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, ỉa chảy, kinh nguyệt ra nhiều, mọi chứng huyết của phụ nữ sau khi sinh nở: ngày uống 5-10g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

ĐƠN THUỐC CÓ ĐỊA DU:

Dùng trong mọi trường hợp băng huyết, cháy máu cam, đi ngoài ra máu. Địa du 7g, a giao 3g, đại táo 50g, cam thảo 2g. Nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.