MỘT SỐ CÂY THUỐC, VỊ THUỐC CÓ NGAY TẠI NHÀ CHỮA BỆNH PHỤ NỮ

 17/08/2021

CÂY RAU NGÓT

Lá rau ngót ngoài công dụng nấu canh, còn là một vị thuốc nhân dân dùng chữa sót nhau và chữa tưa lưỡi.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Chứa 5,3% protit, 3,4% gluxit, 2,4% tro trong đó chủ yếu là canxi (169mg%), photpho (64,5mg%), vitamin c (185mg%). Có nhiều axit amin cần thiết: trong 100g rau ngót có 0,16g lysin, 0,13g metionin, 0,05g tryp-tophan, 0,25g phenylalanin, 0,34g treonin, 0,17g valin, 0,24g leuxin và 0,17 izoleuxin.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Chữa sót nhau: Hái độ 40g lá rau ngót. Rửa sạch giã nát. Thêm ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100 ml nước. Chia làm 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-20 phút nhau sẽ ra.

Chữa tưa lưỡi: Giã lá rau ngót tươi độ 5-10g. Vắt lấy nước. Thấm vào bông đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ em, chỉ hai ngày sau là bú được.

Chữa hóc: Giã cây tươi, vắt lấy nước ngậm.

 

     ÍCH MẪU

     (Còn gọi là ích mẫu thảo, sung úy, chói đèn)

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Tác dụng trên từ cung

Tác dụng trên huyết áp

Tác dụng trên tim mạch

Tác dụng đối với hệ thẩn kinh

Tác dụng kháng sinh đối với một số vi trùng ngoài da

Tác dụng trên viêm thận và phù cấp tính

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Dùng trong trường hợp đẻ xong bị rong huyết (cầm máu tử cung), chữa viêm niêm mạc dạ con, kinh nguyệt quá nhiều.

Dùng chữa huyết áp cao, thuốc bổ huyết, các bệnh về tuần hoàn cơ tim, thần kinh của tim, chứng tìm hẹp nhẹ (stenocardie), chữa lỵ.

Quả ích mẫu dùng với tôn sung úy tứ làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng, thiên đầu thống (glôcóm).

Dùng ngoài thân và quả ích mẫu giã đắp hay sác lấy nước rửa chữa một số bệnh như sưng vú, chốc đầu, lở ngứa.

Theo sách cổ, ích mẫu có tính chất: Vị cay, đắng, tính hơi hàn, có khả năng trục ứ huyết, sinh huyết mới, hoạt huyết điểu kinh, những người có đồng tử mở rộng không dùng được.

Liều dùng hằng ngày từ 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc hay nấu thành cao. Quả ích mẫu dùng với liều 6 đến 12g dưới dạng thuốc sắc.

 

     THIÊN LÝ

     (Còn gọi là cây hoa lý, hoa thiên lý, dạ lài hương)

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Lá và thân thiên lý đều có ancaloit

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Dùng hoa và lá thiên lý non để nấu canh ăn cho mát và bổ.

Chữa lòi dom: Lá thiên lý 100g, muối ăn 5g.

(Hái lá thiên lý non và lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nhỏ với muối, thêm chừng 30ml nước cất, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông đắp lên chỗ dom đã rửa sạch bằng thuốc tím. Băng như đóng khố. Ngày làm một hay hai lần. Trong vòng 3-4 ngày thường khỏi. Có thé chế thành thuốc mỡ (vadơlin 50g, lanôlin 40g, dung dịch thiên lý nói trên 10 ml).

Chữa sa dạ con: Cũng dùng như trên. Thường 4 hôm sau khi dùng thuốc đã thấy kết quả. Nhưng trong báo cáo có cho biết đã dùng điều trị 9 trường hợp, thì 8 trường hợp nhẹ khỏi, 1 trường hợp đã sa dạ con trên 6 tháng không khỏi. 

 

     MƯỚP

     (Còn gọi là mướp hương, ty qua, thiên ty qua, bố ty, ty lạc)

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Quả có saponin, chất nhầy, xylan, chất béo, chất protein (1,5%), vitamin B và c, kali nitrat.

Hạt có 41,6%-45% (nhân) chất dầu, chất protein. Nếu tính cả hạt và vỏ thì tỷ lệ chỉ là 20- 25%. Dầu hạt mướp đặc, màu nâu đỏ nhạt, mùi không đặc biệt, nhẹ.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Mướp có vị ngọt, tính bình, không độc.

Quả mướp nấu nước uống làm lợi sữa cho phụ nữ mới đẻ và làm cho huyết lưu thông, do chất nhầy cho nên mướp còn có tác dụng làm dịu.

Rễ có tác dụng lạm thoát nước (dùng làm thuốc xổ) và tẩy.

Xơ mướp là vị thuốc thanh lương, hoạt huyết, thông kinh, giải độc, giảm đau, cầm máu dùng trong những trường hợp chảy máu ruột, băng huyết, lỵ ra máu thường đốt tồn tính mà cho uống.

Lá mướp vò nát dùng chữa bệnh zona. Ngày dùng 5 đến 10g xơ mướp sắc uống hoặc dùng xơ mướp đốt tồn tính, tán bột cho uống.

ĐƠN THUỐC CÓ MƯỚP DÙNG TRONG NHÂN DÂN

Xơ mướp thiêu tồn tính, tán bột, mỗi lần cho uống 2g, ngày 3 lần dùng chữa các bệnh trĩ ra huyết (lòi dom), trực tràng ra máu, phụ nữ bị tử cung xuất huyết.
 

      MÍT

     THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong múi mít khô có 11- 15% đường, (fructoza, glucoza), một ít tinh dầu mùi thơm, 1,60% protit, 1-2% muối khoáng bao gồm canxi (18mg%) phôtpho (25mt%), sắt (0,4mg%), caroten (0,14mg%), vitamin B2 (0,04mg%), vitamin c (4 mg%).

Trong hạt mít có 70% tinh bột, 5,2% protit 0,62% chất béo, 1,4% muối khoáng. Ngoài ra trong hạt mít có chất men ức chế men tiêu hóa trong ruột nên ăn mít dễ bị đầy hơi, trung tiện nhiều.

Trong gỗ mít có những hợp chất flavon như artocarpin, isoartocarpin, artocarpetìn, artocarpanon, xyanomaclurin và xycloartocarpin.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Lá mít làm thuốc lợi sữa. Phụ nữ đẻ ít sữa dùng lá mít nấu uống làm cho ra sữa hoặc thêm sữa. Ngày dùng 30 đến 40g lá tươi.

Gỗ và lá mít còn được dùng làm thuốc an thần, chữa huyết áp cao hay chữa những trường hợp co quắp: Mài gỗ mít lên miếng đá nháp hay chỗ nháp của trôn bát, có thêm ít nước. Nước sẽ vẩn đục do chất gỏ và nhựa mít. Uống thứ nước đục này. Ngày dùng từ 6 đến 10g gỗ mít mài như trên.

Có người còn dùng lá mít chữa ỉa chảy, táo bón, ăn không tiêu.