- Trang chủ
- Kiến Thức Y Sinh
HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP – DẤU HIỆU, TRIỆU CHỨNG CẦN CHÚ Ý!
HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP LÀ GÌ ?
Hội chứng mạch vành cấp xảy ra khi lưu lượng máu cung cấp cho tim giảm đột ngột. Đau ngực trong cơn đau tim hoặc đau ngực khi đang nghỉ ngơi hoặc do hoạt động thể chất.
CÁC TRIỆU CHỨNG
-Nhận trợ giúp y tế ngay nếu có những dấu hiệu và triệu chứng và nghĩ rằng đang có một cơn đau tim:
+Đau ngực (đau thắt ngực) như bóp nghẹt, áp lực hoặc tức và kéo dài vài phút hoặc lâu hơn, xảy ra với tập thể dục, căng thẳng về cảm xúc hoặc ăn một bữa ăn lớn.
+Đau ở nơi khác như phần trên cánh tay hoặc quai hàm.
+Buồn nôn - Ói mửa - Khó thở - Đột ngột ra mồ hôi nặng - Choáng.
-Với phụ nữ:
+Đau bụng hoặc đau tương tự như ợ nóng.
+Ẩm da.
+Choáng hoặc chóng mặt
+Mệt mỏi bất thường
+Gặp bác sĩ nếu đau ngực bất ngờ hoặc theo chu kì để nhận hỗ trợ và phương pháp điều trị tốt nhất.
NGUYÊN NHÂN
Hội chứng mạch vành cấp phát triển chậm theo thời gian bởi hình thành và phát triển các mảng bám trong động mạch trong tim.
Xơ vữa động mạch gây thu hẹp lòng các động mạch, làm máu chảy qua khó khăn hơn, có thể làm tim không bơm đủ máu giàu ôxy đến phần còn lại của cơ thể, gây đau ngực (đau thắt ngực) hoặc nhồi máu cơ tim.
Bệnh động mạch vành gây tổn thương động mạch của tim bị xơ vữa.
YẾU TỐ NGUY CƠ bao gồm:
-Tuổi cao (trên 45 đối với nam và trên 55 đối với nữ).
-Tăng huyết áp.
-Cholesterol trong máu cao.
-Hút thuốc lá.
-Thiếu hoạt động thể chất.
-Tiểu đường tuýp 2.
-Lịch sử gia đình có đau ngực, đau tim hay đột quỵ
CÁC XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN
-Điện tâm đồ (ECG): hiện để chẩn đoán cơn đau tim. ECG có thể cho thấy một cơn đau tim đã xảy ra hoặc đang xẩy ra.
-Xét nghiệm máu: kiểm tra sự hiện diện của những enzyme từ tim bị rò vào máu.
-Siêu âm tim: giúp xác định một khu vực của cơ tim đã bị hư hại bởi cơn đau tim và chức năng bơm của tim.
-X quang ngực: kiểm tra kích thước và hình dạng của tim và các mạch máu của nó.
-Quét hạt nhân: xác định vấn đề lưu lượng máu tới tim, phát hiện các chất phóng xạ khi nó chảy qua tim và phổi.
-Chụp cắt lớp vi tính (CT): kiểm tra động mạch bị thu hẹp hoặc bị chặn tắc.
-Đặt ống thông tim: hiển thị động mạch vành bị thu hẹp hoặc bị chặn tắc.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ THUỐC
-Thuốc bao gồm:
+Aspirin: làm giảm đông máu, giúp giữ cho máu chảy qua động mạch tim bị hẹp dễ hơn.
+Kháng đông và tiêu huyết khối: giúp hòa tan cục máu đông, giảm bớt thiệt hại cho tim.
Nitroglycerin: điều trị đau ngực và đau thắt ngực, cải thiện lưu lượng máu đến và đi từ tim.
Beta blockers: giúp thư giãn cơ tim, làm chậm nhịp tim và giảm huyết áp, làm giảm nhu cầu ô xy cơ tim, làm tăng lưu lượng máu qua tim, giảm đau ngực và tiềm năng tốt cho các thiệt hại cơ tim trong một cơn đau tim.
Ức chế men chuyển (ACE) và ức chế thụ thể angiotensin ( ARBS ): máu chảy dễ dàng hơn, làm giảm huyết áp và có thể ngăn chặn cơn đau tim lần thứ hai.
-Phẫu thuật và các thủ thuật khác
+Nong mạch và đặt stent: quả bóng xẹp được truyền qua ống thông vào vùng thu hẹp, sau đó bóng được thổi phồng giúp giữ cho động mạch mở.
+Phẫu thuật mạch vành.
PHONG CÁCH SỐNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
-Không hút thuốc: cải thiện sức khỏe tim. Nói chuyện với bác sĩ nếu đang gặp rắc rối với bỏ thuốc.
-Ăn một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe tim: ngũ cốc, thịt nạc, sữa ít chất béo, các loại trái cây và rau quả. Xem xét lượng muối và lượng chất béo hàng ngày.
-Tập thể dục thường xuyên: đi bộ 30 phút mỗi ngày giúp cải thiện chức năng cơ tim và giữ cho máu chảy qua động mạch tốt hơn, giảm nguy cơ hội chứng mạch vành cấp.
-Kiểm tra cholesterol: thông qua xét nghiệm máu.
-Kiểm soát huyết áp: nên kiểm tra thường xuyên nếu bị huyết áp cao hay tiền sử bệnh tim.
-Duy trì trọng lượng khỏe mạnh: giảm nguy cơ bị hội chứng mạch vành cấp.
-Giảm căng thẳng: giảm nguy cơ đau tim.
-Uống rượu điều độ: nam giới và phụ nữ có thể uống một ly rượu một ngày sẽ tốt cho sức khỏe tim.
PHÒNG CHỐNG
+Thay đổi lối sống giúp giảm các triệu chứng của hội chứng mạch vành cấp, giúp ngăn chặn nó xảy ra.
+Ăn uống lành mạnh.
+Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần 30 - 60 phút.
Thường xuyên kiểm tra huyết áp và mức cholesterol máu.