DÙNG CÁC CÂY THUỐC, VỊ THUỐC GIÚP LỢI TIỂU, THÔNG MẬT NHƯ THẾ NÀO?

 12/08/2021
 

Cách dùng các cây thuốc, vị thuốc giúp lợi tiểu, thông mật


CÂY RAU MUỐNG

Còn gọi là bìm bìm nước, tra kuôn (Campuchia), phak bang (Vienchian), liseron d’eau (Phấp).

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Rau muống chứa 92% nước; 3,2% protit; 2,5% gluxit; 1% xenluloza; 1,3% tro. Hàm lượng muối khoáng rất cao: 100mg% canxi, 37mg% P, 1,4mg% Fe. Các vitamin gồm có 2,9% caroten; 23mg% vitamin C; 0,10mg% vitamin B1; 0,7% vitamin PP; 0,09 mg% vitamin B2. Ngoài ra còn nhiều chất nhầy.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Thường dùng làm rau ăn tươi, nấu hoặc xào, trong nhân dân rau muống được coi như là một thứ rau làm mất tác dụng của những thuốc đã uống và nhất là dùng để giải các chất độc: rau muống rừa sạch giã nát, vắt lấy nước uống.

Theo Garcia F . (Philip. Journ. Sci. 76, 1944, 7- 8) tại Philipìn người ta phát hiện trong ngọn một loại rau muống có một chất giống như insulin và do đó được dùng chữa những người bị bệnh đái tháo có đường.

Ngọn rau muống giã nát với lá cây vòi voi (Heliotropium indicum) đắp lên những vết loét do bệnh zona. Thân lá rau muống giã nát với mướp đắng và lá xoan dùng đắp lên ngực hay trán những người sốt, khó thờ.
 

CÂY MÙI TÂY

Còn gọi là rau pecsin, persil.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Quả (thường gọi nhầm là hạt) chứa 20% chất béo (gọi là bơ-beurre de persìl) với thành phần chủ yếu là một axit béo không no gọi là một axit petroselinic.
Lá mùi tây chứa chừng 0,08% tình dầu. carotin, vitamin C, luteolin và apigenin.
Rễ chứa apigenin.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Mùi tây là một vị thuốc lợi tiểu và điều kinh. Hoạt chất chính trong quả mùi tây là apìozit có tác dụng lợi tiểu mạnh. Apilol có tác dụng kích thích cơ trơn, nhất là đối với cơ trơn của tử cung, do đó, với liều nhỏ có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Ngày dùng 4-6g dưới dạng thuốc sắc.
Lá mùi tây ngoài công dụng làm gia vị, còn là nguồn vìtamin A. Ngoài ra, lá giã nát dùng đắp lên những vết viêm tấy.

 

CÂY ĐẬU ĐEN

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Vỏ đậu đen có chất màu anthoxyanozit (Đỗ Tất Lợi, 1960). Trong hạt đậu đen có 24,2% protit, 1,7% chất béo, 53,3% gluxit, 2,8% tro. Hàm lượng muối khoáng là: 56mg% can xi; 354mg% P; 6,1mg% sắt; 0,06mg caroten; 0,51mg% vítamin B,; 0,21mg% vitamin B2; 1,8mg vitamìn pp; 3mg% vitamin C.
Hàm lượng các axit amin cần thiết trong đậu đen rất cao: Trong 100g đậu đen có 0,97g lysin; 0,31 g metionin; 0,31g tryptophan; 1,16g phenylalanin; 1,09g alanin; 0,97g valin; 1,26g lenxin; 1,llg izoleuxin; 1,72g acginin và 0,75g histidin.
CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG
Ngoài công dụng làm thực phẩm (nấu chè, thổi xôi), đậu đen được dùng trong đông y để chế thuốc như nấu với hà thù ô, làm cho vị thuốc có màu đen. Theo đông y, những vị thuốc chế với đậu đen có tác dụng bổ thận thủy.
Trên thực tế, người ta nhân xét thấy những người ăn chè đậu đen thường thường có nước tiểu trong và nhiều hơn. Người ta còn cho đậu đen có tác dụng bổ thận.
Liêu dùng: Ngày dùng 20-40g. Có thể hơn.

 

CÂY NGHỆ

Còn có tên là uất kim, khương hoàng, safran des Indes.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Chất màu curcumin 0,3%, tinh thể nâu đó, ánh tím, không tan trong nước, tan trong rượu, ête, clorofoc, dung dịch có huỳnh quang màu xanh lục. Ngoài ra còn tinh bột, canxi oxalat, chất béo.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Theo tài liệu cổ: Nghệ vị cay, đấng, tính ôn, vào 2 kinh can và tỳ, nghệ có tác dụng phá ác huyết, huyết tích, kim sang và sinh cơ (lên da) chỉ huyết.
Nghệ được dùng trong bệnh đau dạ dày, vàng da, phụ nữ sinh nở xong đau bụng: Liều dùng hàng ngày 1-6g dưới hình thức bột hoặc thuốc sắc chìa làm 2, 3 lần uống trong ngày.
Chữa thổ huyết máu cam: Nghệ tán nhỏ, ngày uống 4-6g chiêu bằng nước.


CÂY ACTISO

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Lá actisô có một chất đắng có phản ứng axit gọi là xynarin đã tổng hợp được. Công thức đã được xác định là axit 1-4 dicaíein quinic.
Ngoài ra còn thấy inulin, inulinaza, tanin, các muối hữu cơ của các kim loại ka li, canxí, magiê, natri (tỷ lệ kali rất cao).

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Dùng đế hoa và lá bắc đế ăn, actisô dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, các bệnh yếu gan, thận, viêm thận cấp tính và kinh niên, sưng khớp xương.
Nhuận và tẩy máu nhẹ đối với trẻ em.
Lá tươi và khô dùng dưới hình thức thuốc sắc 5-10% hoặc cao lỏng 2-10g trong một ngày.

 

RÂU NGÔ

THÀNH PHẤN HÓA HỌC

Râu ngô có chứa: xitosterol, stìgmas- terol, chất dầu, tinh dầu, saponin, glucozit đắng, vitamin c, vitamin K, chất nhầy và một số chất khác. Một gram râu ngô chứa tới 1600 đơn vị sinh lý vitamìn K. 20g râu ngô phơi khô chứa 0,028g canxi và 0,532g kali.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Râu ngô là một vị thuốc dùng trong nhân dân từ lâu và dược áp dụng trong các bệnh sau đây:

Viêm túi mật, viêm gan với hiện tượng trở ngại bài tiết mật
Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện, dùng trong các bệnh vé tim, đau thận, tê thấp, sỏi thận.
Có thể phối hợp với Vitamin K để làm thuốc cầm máu.
Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện, dùng trong các bệnh tim, đau thận, tê thấp, sỏi thận
Dùng dưới hình thức thuốc pha hoặc nấu sôi, hoặc chế thành cao lỏng. Ngày uống 10-20g râu ngô.

 

CÂY DƯA CHUỘT

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Dưa chuột chứa tới 95-97% nước, 0,8% protit, 3% gluxit, 0,7% xenluloz, 0,50% tro, trong đó 23mg% can xi, 27mg% p, ĩmg% Fe. Dưa chuột còn chứa vitamin A (caroten) với tỷ lệ 0,30mg%, vitamin B1 0,03mg%, B2 với tỷ lệ 0,04mg%, vitamín pp 0,1mg% và vitamin C 5mg%.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Quả dưa chuột có vị ngọt, tính hàn (lạnh) hơi có độc không nên dùng nhiều có tác dụng thanh nhiệt, giải phiền, lợi thủy đạo (tiêu nước).
Lá dưa chuột vị đắng, tính bình, hơi có độc, giã nát vắt lấy nước uống vào nôn ra.

MỘT SỐ ĐƠN THUỐC CÓ DƯA CHUỘT

Cổ họng sưng đau: Chọn một quả dưa chuột già, bỏ hết hột. Thêm mang tiêu vào cho đầy ruột quả, trộn đều phơi trong mát cho khô. Ngậm từng ít một (theo Y lâm tập vếu).
Bụng chướng, chán tay phù nề: Lấy một quả dưa chuột già chín, loại bỏ hạt, thêm một ít dấm chua, nấu chín nhừ. Cho ăn lúc bụng đói. Bệnh nhân sẽ đái nhiều và hết phù nề (Thiền kim phương-BTCM).
Chữa nè môi: Dùng miếng dưa chuột tươi sát lên nơi môi bị nẻ (Secrets et vertus des plantes médìcinales, 1977-SEVPM).
Da hị mẩn đỏ: Dùng nước ép dưa chuột bôi lên nhiều lần trong ngày (SEVPM-1977).

 

CÂY CÀ DÁI DÊ TÍM
 

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Quả cà tươi có tới 90% nước, rất ít protit (0-1,4%), chất béo còn ít hơn (0,05-0,10%), có axit cafeic, cholin, và trigonellin.
Màu tím của cà do các sắc tố anthoxynozìt chủ yếu là chất violanin thủy phân thành 2 phân tử glucoza, rhamnoza và ete p.cumaric của delphinidol.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Ngoài công dụng làm thức ăn, cà được trồng trong nhân dân làm thuốc lợi tiểu, thông mật, đề phòng chứng vữa động mạch (atherome) do tác dụng chống cholesterol, giống như công dụng của lá actisô.
Rễ cây, cuống ra quả sắc uống để chữa tiểu tiện ra máu, ỉa ra máu và lỵ ra máu. Hạt còn có tác dụng lợi tiểu.
Ngày dùng 4 đến 12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

 

CÂY RAU ĐẮNG

Còn gọi là biển súc, cây càng tôm, cây xương cá.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Rau đắng chứa 0,35% chất tanin, ngoài ra có vìtamin C (tới 900mg% đối với cây khô kiệt), carotin (tới 39%), flavonozit avicularin, khi thủy phần avicularin sẽ cho quexetin và l. arabinoza. Trong vỏ có anthraglucozit. Ngoài ra còn đường, tinh dầu, nhựa, sáp. Độ tro 2,44%.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Trong tài liệu cổ: Rau đắng (biển súc) có vị đắng, tính bình, không độc. Vào hai kinh vị và bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, thống lâm, sát trùng, dùng trong những trường hợp thấp nhiệt, lâm bệnh, vưu trùng, ác thương.
Trong nhân dân rau đắng được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa đái buốt, sỏi thận. Ngoài ra còn được dùng làm thuốc giải độc, chữa rắn cắn, mụn nhọt, vàng da: Ngày dùng 6 đến 12g (khô) dưới dạng thuốc sắc. Có thể dùng tươi sao khô rồi sắc uống. Dùng ngoài giã nát đắp không kể liều lượng.

 

CÂY DỨA

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Trong quà dứa có 90% nước, 0,5-0,8% protit, 0,7-1% axit hữu cơ, 6,5-8,9% gluxit, 0,4-0,8% xenluloza, 0,4-0,5% tro, 15-32mg% canxi, 11- 17mg% p, 0,3- 0,5mg% Fe, 0,05-0,08mg% caroten, 0,08mg% vitamin 0,02-0,03mg% vitamin B,, 0,2mg% vitamin pp và 24-26mg% vitamin C.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Dùng để ăn, dứa gần đây đã trở thành nguyên liệu chiết bromelin dùng trong nhiều ngành công nghiệp và làm thuốc chữa bệnh.
Rễ cây dứa dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu tiện khó khăn, đái ra sỏi sạn. Dịch ép lá và quả chưa chín là một thứ thuốc tẩy nhuận tràng (có thể gây sẩy thai). Nõn (lá non) dùng làm thuốc chữa sốt. Ngày dùng 20 đến 30g nõn dứa dưới dạng thuốc sắc hay giã nát lấy nước uống.