CÁCH XỬ LÝ HIỆU QUẢ - AN TOÀN NHẤT KHI SỐT CAO, CẢM CÚM

 14/08/2021


CẢM CÚM LÀ GÌ ?

Cảm cúm là một bệnh do virus gây ra, dễ lây lan và có thể bùng phát thành dịch lớn, lây truyền qua đường hô hấp.

Triệu Chứng: xuất hiện nhanh, chỉ 3 - 6h sau khi nhiễm virus cúm. Hiện chưa có thuốc nào có khả năng tiêu diệt virus này. Do vậy, các thuốc được sử dụng nhằm làm giảm nhẹ các triệu chứng: nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng, đau mỏi mình mẩy...

Cơ thể sẽ tự chống lại virus cúm thông qua hệ miễn dịch tự nhiên (sức đề kháng).

Cơ thể có sức đề kháng tốt sẽ rút ngắn thời gian bị cảm cúm. Đồng thời, tăng nhanh khả năng hồi phục sức khỏe, phòng chống tái mắc. Khi khỏe mạnh, cũng nên chú ý tăng cường sức đề kháng để giảm nguy cơ mắc cúm khi có dịch.
 

PHÒNG CHỐNG

Để tăng cường sức đề kháng, phòng chống lây cúm, dân gian thường sử dụng một số cách như tích cực: ăn tỏi sống, đun nước dấm cho bay hơi khắp nhà...

Còn các nhà khoa học phương tây đã nghiên cứu và chứng minh Vitamin C và Kẽm có tác dụng tăng sức đề kháng, tăng khả năng phục hồi cho người bị cảm cúm và giảm nguy cơ mắc cúm khi có dịch.

Khi mắc cúm, cơ thể mệt mỏi, nhất là khi có kèm sốt, sốt cao, ngoài việc uống thuốc hạ sốt, người bệnh thường mong muốn được truyền dịch để bù nước và chất điện giải. Cách này giúp cơ thể giảm được mệt mỏi, nhưng không tiện lợi vì phải nhờ đến sự giúp đỡ của nhân viên y tế, lại gây đau và có thể gây sốc, nhất là với trẻ em và phụ nữ.