5 VỊ THUỐC, BÀI THUỐC QUÝ GIÚP MÁT PHỔI, BỔ PHẾ, TRỪ ĐÀM, GIẢM HO

 16/08/2021

QUÝT: mát phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái

Thường dùng quả Quýt để ăn, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giải khát, thêm vitamin, Vỏ và lá để chế tinh dầu.
BỘ PHẬN DÙNG
-Vỏ quả Quýt chín - Trần bì.
-Vỏ quả còn xanh - Thanh bì.
-Vỏ quả ngoài - Quất hồng.
-Hạt quýt - Quất hạch.
-Người ta còn dùng lá Quýt.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Trong vỏ có 2 loại dầu, loại dầu cam 0,50% và loại dầu cam rụng 0,50%. Thành phần chính trong dầu là d và dl-limonen 78,5%, d và dl-limonene 2,5% tương ứng với 2 loại dầu và linalool 15,4%. Còn có một ít citrale, các aldehyd nonylic và decylic và chừng 1% methyl anthranylat methyl.
Dịch của quả chứa đường và acid amin tự do, acid citric, vitamin C, caroten. Lá cũng chứa 0,5% tinh dầu. Hạt cũng có tinh dầu.

CÔNG DỤNG, CHỈ ĐỊNH VÀ PHỐI HỢP

     Ta thường dùng quả Quýt để ăn, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giải khát, thêm vitamin. và        lá để chế tinh dầu.

Trần bì (vỏ Quýt chín): chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, trúng thực đầy bụng, đau bụng, ợ hơi, nôn mửa, ỉa lỏng; dùng trừ thấp, lợi tiểu, giải độc cá tanh. Ngày dùng 4 - 16g dạng thuốc sắc.
Thanh bì: chữa đau gan, tức ngực, đau mạng sườn, sốt rét.
Hạt Quýt: chữa sa ruột, hòn dái sưng đau, viêm tuyến vú, tắc tia sữa.
Liều dùng 4 - 12 vỏ, 6 - 12 hạt, lá.
ĐƠN THUỐC
Chữa ho suyễn: Trần b́, Nam tinh, Đình lịch, vỏ rễ Dâu, mỗi vị 12g sắc uống (Nam dược thần hiệu).
Chữa ho mất tiếng: Trần bì 12g sắc với 200ml nước, còn 100ml; thêm đường để vừa ngọt, uống dần trong ngày (Dược liệu Việt Nam).
Sốt rét: Vỏ Quýt đốt thành than tán nhỏ, uống với rượu hâm nóng mỗi lần 4g, uống trong 5 - 7 ngày (Sổ tay cây thuốc).
 
CÒ KE: dùng làm thuốc sắc chữa ho
     Người ta dùng quả để ăn, rễ được dùng làm thuốc sắc uống chữa ho, ở Malaixia,             nước sắc rễ dùng trị sốt rét, nước hãm dùng trị các rối loạn đường tiêu hoá
BỘ PHẬN DÙNG: Rễ, lá
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC: Gỗ chữa nhiều aceton.
CÔNG DỤNG, CHỈ ĐỊNH VÀ PHỐI HỢP
Dùng quả để ăn. Rễ được dùng làm thuốc sắc uống chữa ho. Nước sắc rễ dùng trị sốt rét, nước hãm dùng trị các rối loạn đường tiêu hoá. Bột lá dùng trị ghẻ. Nước sắc lá và vỏ cây dùng xức rửa chữa gãy xương.
 
CHÒI MÒI: dùng chữa ho sưng phổi
Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp, Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn
BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ, cành non, lá, quả
TÍNH VỊ, TÁC DỤNG: Quả có vị chua. Vỏ se làm săn da và bổ. Cành non hoặc gỗ điều kinh.
CÔNG DỤNG, CHỈ ĐỊNH VÀ PHỐI HỢP
Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phổi. Hoa chữa tê thấp. Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn.
Vỏ chữa ỉa chảy và làm thuốc bổ. Cành non dùng để điều kinh. Lá dùng ngoài đắp chữa đau đầu.
 
CHÓ ĐẺ: dùng chữa đau yết hầu viêm cổ họng
    Thường được dùng chữa đau yết hầu, viêm cổ họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da thần       kinh, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, trẻ em tưa lưỡi, chàm má
BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
Có các acid, các triterpen một vài alcaloid và các dẫn xuất phenol. Từ lá, người ta đã trích được acid ellagic, acid gallic, một acid phenolic và một flavonoid; chất thứ nhất không tan trong nước, các chất sau tan trong nước nóng; còn có một chiết xuất tinh gọi là coderacin.
TÍNH VỊ, TÁC DỤNG
Chó đẻ răng cưa có vị ngọt hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiêu, tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, điều kinh, thanh can, sáng mắt, làm se và hạ nhiệt
CÔNG DỤNG, CHỈ ĐỊNH VÀ PHỐI HỢP
Thường được dùng chữa đau yết hầu, viêm cổ họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da thần kinh, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, trẻ em tưa lưỡi, chàm má. Còn dùng trị rắn cắn. Liều dùng 8 - 16g cây khô sắc nước uống, hoặc dùng cây tươi giã chiết lấy dịch uống hoặc vắt lấy nước bôi và lấy bã đắp. Cây tươi còn có thê giã nát đắp chữa các đầu khớp sưng đau.
ĐƠN THUỐC
Chữa nhọt độc, sưng đau: dùng Chó đẻ răng cưa một nắm với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, bã ðắp chỗ đau (Bách gia trân tàng).
Chữa bị thương, vết đứt chảy máu: dùng Chó đẻ răng cưa với vôi giã nhỏ, đắp vào vết thương (Bách gia trân tàng).
Chữa bị thương ứ máu: dùng lá, cành Chó để răng cưa và Mần tưới, mỗi thứ một nắm, giã nhỏ chế nước đồng tiện vào, vắt lấy nước uống, bã thì đắp. Hoặc hoà thêm bột Đại hoàng 8 - 12g càng tốt (Hoạt nhân toát yếu).
 
CAM THẢO ĐẤT: bổ tỳ nhuận phế
    Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc         và lợi tiểu
Bộ phận dùng: Toàn cây
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Cây chứa một alcaloid và một chất đắng; còn có nhiều acid silicic và một hoạt chất gọi là amellin. Phần cây trên mặt đất chứa một chất dầu sền sệt, mà trong thành phần có dulciol, scopariol, (+) manitol, glucose. Rễ chứa (+) manitol, tanin, alcaloid, một hợp chất triterpen.
Vỏ rễ chứa hexcoxinol,b-sitosterol và (+) manitol.
TÍNH VỊ, TÁC DỤNG
Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát; có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.
CÔNG DỤNG, CHỈ ĐỊNH VÀ PHỐI HỢP
Thường dùng trị:
Cảm cúm, sốt, nóng nhiều, ho khan, ho có đờm;
Lỵ trực tràng;
Tê phù, phù thũng, giảm niệu. Liều dùng 8 - 12g khô hoặc 20 - 40g tươi, dạng thuốc sắc. Để tươi chữa ho khan; sao thơm chữa ho đờm và tiêu sưng. Dùng ngoài, ép lấy dịch từ cây tươi trị mụn nhọt, lở ngứa, eczema.
Có thể dùng thay Cam thảo để chữa sốt, say sắn, giải độc cơ thể.
ĐƠN THUỐC
Lỵ trực trùng: Cam thảo đất, Rau má, lá Rau muống, Địa liền, mỗi vị 30g, sắc uống.
Cảm cúm, nóng ho: Cam thảo đất tươi 30g, Diếp cá 15g, Bạc hà 9g, sắc uống. Có thể phối hợp với Rau má, Cỏ tranh, Sài hồ nam, Mạn kinh, Kim ngân, Kinh giới.