Cảnh báo các bệnh giao mùa mọi người nên biết để phòng tránh

 12/05/2020
Sau Tết là thời điểm giao mùa nên có thời tiết thay đổi thất thường, lúc mưa lúc nắng khiến cho nhiều loại nấm, côn trùng gây hại hoạt động mạnh mẽ. Do đó, nhiều người có sức đề kháng yếu thường mắc phải các loại bệnh giao mùa, gây mệt mỏi, suy yếu ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.
Thời tiết thay đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn có hại phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe. Những người có sức đề kháng yếu dễ dàng mắc phải các chứng tiêu chảy, cảm cúm, sốt xuất huyết, viêm đường hô hấp… Vì thế mọi người hãy nâng cao khả năng đề kháng của bản thân.

  1. Cảm cúm

Triệu chứng bệnh của cảm cúm là mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, đau họng, ho, hắt hơi, đau đầu, nghẹt mũi. Người bị nhẹ thì dính 2 – 3 triệu chứng, người bị nặng thì dính toàn bộ khiến cho luôn khó chịu.

Phòng tránh:

Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vào ban đêm ở các vị trí bàn tay, bàn chân, ngực, cổ, đầu.

Hạn chế đi đến chỗ đông người và những người đang bị cảm cúm

Nên uống nước ấm nóng, tránh ăn thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh

Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, uống đầy đủ nước. Đối với người có cơ thể yếu thì bổ sung thêm bằng thảo dược đông trùng hạ thảo để nâng cao khả năng đề kháng, phòng tránh cách bệnh về đường ruột.

  1. Sốt phát ban

Nhiều người cho rằng sốt phát ban là căn bệnh nhẹ, thường diễn ra ở trẻ em thì đã sai lầm. Sốt phát ban là căn bệnh gây ra bởi các loại virut, thường là virut rubella. Bệnh gây ra bởi virut sởi còn goi là ban đỏ, bệnh do virut rubella gọi là ban đào. Đây là căn bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp khi hít thở chung bầu không khí với người bị bệnh.

Triệu chứng: mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm giác mạc mắt, niêm mạc vòng họng có thể xuất hiện những chấm xuất huyết đỏ.

Phòng tránh:

Nếu đã có triệu chứng bệnh thì nên đến bệnh viên để được điều trị đúng cách và kịp thời.

Bệnh gây ra do virut nên cần có cơ thể khỏe mạnh với sức đề kháng tốt. Khi vi khuẩn virut xâm nhập cơ thể, người có sức đề kháng tốt có thể tiêu diệt sự xâm nhập có hại, bảo vệ sức khỏe cho con người.

Khuyến cáo nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, không bỏ bữa ăn sáng và bổ sung năng lực đề kháng bằng đông trùng hạ thảo.

  1. Viêm đường hô hấp

Các loại virut hợp bào rất phát triển vào thời điểm giao mùa khi độ ẩm trong không khí cao. Chỉ cần sức khỏe không được đảm bảo, cơ thể người dễ mắc phải virut gây ra viêm đường hô hấp. Triệu chứng nhẹ thì chỉ là viêm mũi, nặng có thể dẫn đến viêm phổi, viêm xoang. Bệnh dễ lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng ăn uống.

Phòng tránh:

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, giữ ấm cơ thể và đảm bảo sức đề kháng tốt.

Đối với những người có sức đề kháng yếu, hãy mua viên nang đông trùng hạ thảo để bồi bổ và giữ cơ thể ở trạng thái tốt nhất.

Trong thời điểm này, tránh đi bơi hoặc đi các khu giải trí dưới nước.

  1. Sốt xuất huyết

Bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa cuối hè, đầu thu, không khí ẩm thấp. Người bị bệnh sốt cao đột ngột và liên tục (39-40°C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiểu ra máu...

Nếu nghi ngờ bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không cho bé dùng thuốc hạ sốt loại Aspirin vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu, nên cho uống thuốc giảm sốt loại Paracetamol rồi chuyển ngay tới bệnh viện.

Phòng tránh:

Cho người bệnh mặc quần áo dài tay, ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để bé ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt. Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ bé.

Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy).

Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ vỡ, vỏ xe...). Thay nước bình hoa mỗi ngày

Đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào bát nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi.

Một số cách phòng tránh các loại bệnh giao mùa:

- Giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động. Hãy tập luyện một môn thể thao hoặc tập Gym để tăng cường sức khỏe.

- Ăn đầy đủ chất và các nhóm dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Nếu có điều kiện, sử dụng thêm đông trùng hạ thảo để nâng cao đề kháng. Xem thêm

- Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng, ít bụi bẩn.

- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng, tránh khạc nhổ bừa bãi.

- Hạn chế thức ăn lạnh, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.

- Sử dụng đều đặn và đầy đủ đơn thuốc của bác sĩ đối với những bệnh mạn tính để tránh trường hợp bệnh tái phát nặng hơn.
- Uống trà đông trùng hạ thảo / mật ong đông trùng hạ thảo / viên nang đông trùng hạ thảo đều đặn mỗi ngày để có sức khỏe tốt hơn, cải thiện nâng cao sức đề kháng.